Rối loạn lo âu thường được nhiều người cho là cảm giác bình thường của mỗi người. Nhưng theo khía cạnh của Bác sĩ, lo âu lại là một dạng bệnh lý. Khi bạn bị lo âu kéo dài, cơ thể và tâm lý của bạn dễ dàng rơi vào trạng thái quá tải; do lúc nào bạn cũng cảm thấy lo lắng, bồn chồn, đứng ngồi không yên.
Rối loạn lo âu có các dạng như:
- Chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia): Đây là chứng sợ những nơi công cộng; nơi quá rộng, quá đông người, không lối thoát; và ẩn chứa nhiều nguy hiểm, nơi chưa từng đến trước đó… Nỗi sợ này sẽ cản trở bệnh nhân hòa nhập với thế giới. Họ sẽ ngại đến chỗ đông người, rộng rãi; hoặc không gian hẹp gây nguy hiểm. Thường xảy ra ở người từ 18-35 tuổi.
- Rối loạn lo âu toàn thể (generalised anxiety disorder – GAD): là dạng rối loạn lo âu thường được chẩn đoán nhất; và thường gặp ở người trẻ. Là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu có đặc điểm cơ bản là sự lo âu lan tỏa và dai dẳng; đồng thời không giới hạn và nổi bật trong bất cứ tình huống đặc biệt nào. Triệu chứng thể chất thường đi kèm với lo âu bao gồm bất an, dễ mệt mỏi; run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng;hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực; khó chịu ở vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh.
- Rối loạn hoảng sợ (panic): là một dạng nâng lên thái quá của sự sợ hãi (fear); căng thẳng hoặc kích động quá mức. Triệu chứng bao gồm: đánh trống ngực, toát mồ hôi, đau ngực; nôn ói, khó thở, mất kiểm soát, ngất.
Ngoài ra còn có thêm các dạng như:
- Hội chứng sợ hay ám ảnh sợ hãi (phobia): là nỗi sợ hãi dai dẳng đối với một đối tượng hoặc một tình huống mà người đó luôn cố gắng tránh né; thường không liên quan đến sự nguy hiểm trong thực tế và được công nhận là sợ hãi không hợp lý. Nói cách khác, người mắc bệnh luôn có biểu hiện phản ứng vượt quá kiểm soát với một sự vật; hiện tượng mà đối với những người khác là quá bình thường hay không đến mức phải sợ hãi cao độ.
- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): là một bệnh lý tâm thần xảy ra ở một số người sau khi họ trải qua; hoặc chứng kiến một sự kiện đe dọa đến tính mạng; như một trận đánh, một thiên tai, một tai nạn xe, hoặc một vụ tấn công tình dục.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính; dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh; lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng.
Làm gì khi bạn bị rối loạn lo âu?
Khi bạn hoặc người thân của mình có những dấu hiệu được nêu trên; việc đầu tiên bạn cần thực chính là xác định được mức độ lo âu của chính mình. Việc xác định lo âu sẽ dễ dàng chỉ rõ mức độ của vấn đề mà bạn đang gặp phải; có thực sự nguy hiểm hay không, hay chỉ là nhầm lẫn với các dấu hiệu tâm lý đơn thuần khác.
Với những câu trả lời đơn giản tại www.grapsy.vn, bạn sẽ được chuyên gia chỉ ra rõ mức độ lo âu mà bạn đang gặp phải. Từ đó giúp bạn định hình được bạn sẽ phải làm gì và làm như thế nào để cân bằng cuộc sống. Đây là việc làm đơn giản nhưng đem lại ý nghĩa lớn giúp tầm soát sớm vấn đề lo âu của mình; vì nếu bạn không nhận diện được vấn đề của mình, sẽ dễ để lại nhiều hệ lụy không mong muốn về sau./
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Cách giúp bạn vượt qua căng thẳng
Tài liệu tham khảo: “Bạn biết gì về RỐI LOẠN LO ÂU?”. TS.BS. Nguyễn Doãn Phương. NXB Y Học, 2019. Mã số sách chuẩn quốc tế: ISBN:978-604-66-3611-3