Rối loạn lo âu và những biểu hiện thường gặp

Rối loạn lo âu và những biểu hiện thường gặp

Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý, đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng, lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc hay thậm chí không có lý do; thường biểu hiện với những triệu chứng thường gặp như:

Đứng ngồi không yên: mất bình tĩnh, hoang mang, bất an, bứt rứt;

Mất tập trung: khả năng tập trung kém, trường hợp nặng và kéo dài có thể gây suy giảm trí nhớ;

Sợ hãi vô lý: có các biểu hiện như hồi hộp, thở gấp, tim đập nhanh, tay chân run rẩy hay tê buốt, ra nhiều mồ hôi,…

Cơ thể thường trong trạng thái kiệt sức, uể oải, đau đầu, hoa mắt, choáng váng;

Rối loạn tiêu hóa: thay đổi vị giác, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, khô miệng, đau dạ dày…ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể gây tăng cân hoặc sụt cân bất thường, mất kiểm soát;

Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, giấc ngủ ngắn và không sâu, thường xuyên thức giấc;

Chán nản và nghi ngờ bản thân: mất tự tin, suy nghĩ tiêu cực, ngờ vực khả năng của chính mình, lạc lối…

Rối loạn lo âu và những biểu hiện thường gặp - 1

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu

Hiện nay, vẫn rất khó để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu; tuy nhiên một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc phải rối loạn lo âu thường kết hợp với nhau và thường gặp nhất là:

- Yếu tố tâm lý: ảnh hưởng từ sang chấn tâm lý; chứng kiến hoặc trải qua mất mát; đau buồn trong quá khứ,…

- Yếu tố môi trường, xã hội: áp lực, căng thẳng từ trong gia đình; công việc, môi trường sống, stress kéo dài.

- Rối loạn các cơ chế sinh hóa thần kinh: rối loạn điều tiết các hormone “hạnh phúc” (dopamine, serotonin, oxytocin và endorphin) trong não bộ.

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Câu trả lời là “Có”. Bệnh rối loạn lo âu nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng cả sức khỏe thể chất và tinh thần, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Có thể liệt kê một số hậu quả cụ thể như sau: 

- Sức khỏe thể chất:

Hệ tim mạch: gây tức ngực, tim đập nhanh, đau ngực, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, các bệnh về tim mạch thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ;

Hệ bài tiết và tiêu hóa: gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn và các vấn đề tiêu hóa khác. Tâm trạng lo lắng rất dễ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.

Hệ miễn dịch: lo âu hay căng thẳng có thể kích hoạt hệ miễn dịch giải phóng một lượng lớn các chất hóa học và hormone để làm giảm lo lắng.

Hệ hô hấp: gây thở gấp, nhịp thở ngắn tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi và hen suyễn.

Khiến những bệnh mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn: rối loạn lo âu có thể khiến một số bệnh như tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, bệnh cường giáp hay suy giáp,… trở nên nghiêm trọng hơn.

Rối loạn lo âu và những biểu hiện thường gặp - 2

- Sức khỏe tinh thần:

Ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xã hội: người bệnh thiếu tự tin vào bản thân và có xu hướng ngại chia sẻ, tự cô lập mình, hạn chế giao tiếp cũng như duy trì các mối quan hệ xã hội. Gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, tâm lý người bệnh và cả những người xung quanh. 

Gây ra các tệ nạn xã hội: người mắc chứng rối loạn lo âu có xu hướng tìm đến các chất kích thích nhằm xoa dịu vấn đề lo lắng của bản thân. Trong thời gian dài khiến họ không thể làm chủ được bản thân, nghiện ngập hoặc các tệ nạn nặng nề cho xã hội.

Có thể dẫn đến trầm cảm: Tình trạng rối loạn lo âu không được giải tỏa khiến người bệnh không còn hứng thú với những hoạt động sinh hoạt thường ngày; luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Lâu dần, bệnh có thể dẫn tới trầm cảm; thậm chí với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có ý nghĩ tự tử.

Làm gì để xác định bạn có đang mắc phải rối loạn lo âu hay không?

Tất cả những hậu quả mà rối loạn lo âu để lại như những liệt kê ở trên đã cho thấy đây là một bệnh lý nguy hiểm với nhiều dạng và mức độ khác nhau.

Bước đầu tiên chính là xác định mức độ lo âu thông qua các triệu chứng có thể nhận biết được. Mặc dù có nhiều trường hợp không thể hiện rõ dấu hiệu dẫn đến khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác.

Tại https://grapsy.vn/benh-nhan/, bạn sẽ được chuyên gia đánh giá mức độ lo âu mà bạn đang gặp phải bằng những bảng câu hỏi tự đánh giá và tầm soát rối loạn lo âu. Giúp bạn nhận biết và phân biệt giữa lo âu bệnh lý hay lo âu đơn thuần, nhằm phát hiện kịp thời và xác định tình trạng để có cách xử lý điều trị thích hợp.

Xem thêm về rối loạn lo âu tại đây.

Huỳnh Tâm Bảo Trân

Tags: lo âu
← Bài trước Bài sau →